Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

7 cách tuyệt vời giúp tận dụng mọi góc khiến phòng bé luôn gọn gàng

Thay vì lãng phí những góc trong phòng bé, hãy tận dụng nó triệt để và biến nó thành góc có ích cho các hoạt động vui chơi và học tập của bé!
Các không gian góc chính là giải pháp hoàn hảo cho rất nhiều vấn đề. Các góc trong phòng ngủ hoặc phòng chơi của con bạn có thể có tất cả những câu trả lời cho vấn đề không gian của bạn. Có rất nhiều cách thiết thực và thẩm mỹ mà bạn có thể biến những góc buồn chán này trở nên hữu ích hơn, ví dụ như biến nó thành không gian lưu trữ, thành góc chơi hay góc học tập cho trẻ.


Phòng bé theo phong cách chiết trung công nghiệp với giường được thiết kế phù hợp với góc nhà. 


1. Thêm không gian lưu trữ

Góc trong phòng của con bạn là một nơi tuyệt vời để thêm những chiếc kệ nổi cần thiết và có rất nhiều lựa chọn cho bạn tuỳ thuộc vào chính xác nhu cầu bạn cần. Một tủ quần áo tuỳ chỉnh trong phòng ngủ đặt ở góc phòng có thể là gợi ý tuyệt vời, bởi nó giúp tiết kiệm rất nhiều không gian và giải phóng những bức tường khác trong phòng của bé.
Một cặp kệ nổi dạng mở ở một bên tủ quần áo có thể cung cấp thêm không gian lưu trữ và trưng bày. Tùy thuộc vào không gian có sẵn, kinh phí bạn có và điều con bạn thích, bạn có thể sáng tạo ra những món đồ lưu trữ tuyệt vời cho bé.


Tủ quần áo tuỳ chỉnh màu cam vừa vặn với góc phòng.

Thậm chí cả góc “khó nhằn” nhất cũng có thể sử dụng tốt.
  
2. Góc đọc sách ấm áp

Một trong những cách hay nhất để tận dụng góc trong phòng bé là biến nó thành góc đọc sách đáng yêu. Điều này hiển nhiên sẽ khác rất nhiều so với một góc đọc sách thoải mái trong phòng khách hoặc phòng ngủ người lớn rồi, và bạn sẽ không cần đến một bếp sưởi hoặc một chiếc ghế tuyệt vời. Chỉ cần một chiếc kệ mở và một vài chiếc gối tựa lưng là ổn rồi. Bạn thậm chí có thể sử dụng những tấm thảm trải sàn khổng lồ và để toàn bộ không gian còn lại theo thiết kế vách ngăn trang trí mở cho phép bọn trẻ nhà bạn trang trí nó theo cách sáng tạo của chúng.


Những kệ mở và nệm ngồi sàn sẽ giúp góc này có diện mạo hoàn toàn mới lạ.


Đèn sàn, giấy dán tường và một túi đậu nhỏ biến góc phòng trở thành không gian thư giãn tuyệt vời cho bé nhà bạn.


3. Khu vực vui chơi

Bạn không có một căn phòng riêng biệt để làm phòng chơi cho bé? Đừng lo, với những hộ gia đình không có một phòng chơi riêng cho bé đều có thể biến một góc phòng ngủ thành khu vực chơi vui cho bé con với đầy đủ mọi thứ từ bức tường leo núi và xích đu đến một tấm thảm đơn giản, một chiếc bàn nhỏ và vài chiếc ghế để có thể tổ chức một bữa tiệc trà đồ hàng.


Một thảm trải sàn lớn và vài chiếc gối tựa lưng là tất cả những gì bạn cần để tạo một căn phòng trong một căn phòng. 


Chuyển một góc phòng của bé thành một khu vực chơi vui. 

Khu vực chơi đáng yêu trong phòng ngủ bé gái được trang trí bằng màu hồng. 

4. Góc tiếp khách riêng cho bé

Chiếc ghế băng đặt ở góc phòng chính là xu hướng hot nhất hiện này, và chẳng có lý do gì mà không thể áp dụng nó trong phòng ngủ của bé. Như một sự bổ sung, bạn có thể sử dụng không gian bên dưới ghế băng để làm những chiếc tủ tuỳ chỉnh hoặc các tủ ngăn kéo để cất đồ chơi. Nếu bạn có thể ghép đôi chiếc ghế băng ở góc này với một cửa sổ góc phòng thì có thể tạo thành một sự nâng cấp hoàn hảo hơn nữa.


Ghế băng góc là sự lựa chọn hoàn hảo cho một phòng của bé thoải mái.

Góc thư giãn thoải mái và các kệ mở trong phòng ngủ của bé. 

Ghế băng tích hợp thêm không gian lưu trữ đặt ở góc phòng ngủ của bé. 

5. Góc học tập yên tĩnh

Thiết kế một phòng ngủ của bé không chỉ đơn giản là thiết kế sự vui vẻ và thoải mái không thôi. Đôi khi còn cần một chút nghiêm túc, ví dụ như góc học tập của tụi nhỏ. Khi chúng lớn lên, thời gian chúng làm bài tập về nhà và học tập chắc chắn sẽ nhiều hơn và chiếm phần lớn thời gian chúng ở trong phòng ngủ. Một không gian học tập tại góc phòng có lẽ là giải pháp tiết kiệm không gian tuyệt vời mà có thể giúp ngay cả những phòng ngủ nhỏ nhất cũng không trở nên quá chật chội.


Tận dụng thiết thực không gian góc phòng giúp tiết kiệm nhiều không gian trong phòng của bé.

Phòng cho bé tuổi teen hiện đại thông minh với bàn học tập ở góc phòng.
  

6. Giường ở góc phòng

Những chiếc giường cho các bé xinh đôi ở góc phòng đang là xu hướng nổi bật hiện nay. Đây cũng là một cách tiết kiệm không gian vô cùng tuyệt vời trong những phòng ngủ chung của bọn trẻ, với những chiếc giường được đặt ở góc phòng, phần còn lại của căn phòng sẽ có nhiều không gian và thoáng hơn.


Phòng ngủ phong cách Scandinavian với giường tầng đặt ở góc phòng. 

Giường ngủ cho bé sinh đôi ở góc phòng giúp tiết kiệm nhiều không gian. 


7. Góc mơ ước

Bạn có thể tạo một không gian cho bé thoả sức với ước mơ của mình, như ước mơ làm siêu nhân, ước mơ là công chúa… Chỉ cần chút ánh sáng như đèn nháy, rèm và một bục nền cao, những cái này hoàn toàn có thể tự làm hoặc tất nhiên có thể yêu cầu nhà thiết kế của bạn.


Góc cho bé tự thể hiển giọng hát của mình được thiết kế vô cùng đáng yêu.

Hãy để cho nhóc bé nhà bạn thoả sức “diễn” trong góc nhỏ của mình.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

So sánh vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là hai loại vách ngăn vệ sinh Compact hpl và vách ngăn vệ sinh MFC, mỗi loại vách ngăn vệ sinh này có những ưu điểm nổi bật riêng biệt phù hợp với từng không gian và nhu cầu của người sử dụng. Vậy loại vách ngăn vệ sinh nào tốt hơn, nên lựa chọn loại vách ngăn vệ sinh nào cho công trình của bạn



 So sánh vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh gỗ MFC
1. Điểm giống nhau của vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Vì cùng là hai loại vách ngăn vệ sinh thông dụng nhất trên thị trường hiện nay nên hai loại vách ngăn này có khá nhiều điểm tương đồng về mặt chức năng cũng như ưu, nhược điểm.

Giống nhau: Hai loại vách ngăn vệ sinh này đều có hầu hết những điểm tương đồng về ưu điểm khi sử dụng và tính chất vật lý.
- Là loại vách ngăn vệ sinh cao cấp phổ biến nhất
- Giá cả phải chăng
- Kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc đa dạng giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình
- Có khả năng chịu ẩm, không biến dạng, không mài mòn, không phai màu, không mốc
- Dễ vệ sinh, lau chùi, dễ di chuyển, dễ lắp đặt
- Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm không gian

2. Tìm hiểu hai loại tấm vách ngăn Compact HPL và tấm MFC
Khi so sánh hai loại vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh chúng ta thường so sánh những điểm giống và khác nhau của hai loại tấm vách ngăn cấu tạo nên chúng.
Tấm Compact HPL và gỗ MFC đều có nguồn gốc từ bột gỗ nên có rất nhiều điểm tương đồng mà chỉ nhìn vào thì khó phân biệt được đâu là tấm Compact HPL đâu là gỗ MFC. Phải nói rằng, đây đều là các vật liệu tốt cho các sản phẩm nội thất nhưng tấm Compact HPL vẫn có những điểm nổi trội hơn hẳn so với gỗ MFC. Cùng tìm hiểu rõ hai loại chất liệu này để có thể dễ dàng phân biệt được chúng.

a. Gỗ MFC
Gỗ MFC là ván gỗ phủ nhựa Melamine, có 2 loại: gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.
Gỗ MFC chống ẩm có lõi gỗ chứa hạt xanh chống ẩm, thường gọi là gỗ MFC lõi xanh chống ẩm.
Gỗ MFC đa dạng về chất liệu gỗ: Oak, Ash, Maple, Acacia, Teak, Walnut,… với rất nhiều màu sắc phong phú.
Gỗ MFC có khả năng chống ẩm không có khả năng chống nước hoàn toàn chính vì thế sản phẩm thường phù hợp với những nơi khô ráo, không thể sử dụng sản phẩm cạnh nhà vệ sinh chẳng hạn.
Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm có thể sử dụng cho các sản phẩm khu vực ẩm ướt như bếp, toilet, khu vệ sinh,…MFC sử dụng đều là các loại có xuất xứ từ Malaysia (hãng MIECO) và Đức (hãng EGGER), một số của Việt Nam hay Trung Quốc.
Các loại ván MFC có đặc điểm là Cứng, nặng, màu sắc họa tiết sắc nét tươi tắn, chịu ẩm tốt, chống trầy, chống cháy.

b. Tấm Compact
Tấm Compact là loại sản phẩm lõi đặc, lõi được tạo thành từ nhiều lớp giấy cao cấp kraft kết hợp với hợp chất phenolie không thấm nước , bề mặt tấm là lớp giấy trang trí được xử lí qua hợp chất hữu cơ Melamine (chống trầy xước ) và được tạo thành bởi lực ép nhiệt độ áp suất 70kg/cm2 và 1430psi(150C) .
Tấm Compact đa dạng về màu sắc, vân gỗ, hoa văn…
Tấm Compact có độ cứng, độ bền trong môi trường oxy hoá cao và ẩm ướt. Chịu nước hoàn toàn 100% ngâm trong nước không có hiện tượng nở hoặc bị thấm nước, có thể dùng cho nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm.
Không cháy ở nhiệt độ 80 độ C. Chống các nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khỏe giúp bề mặt luôn sáng đẹp giữ được màu sắc.
Dễ lau chùi và vệ sinh bằng các chất liệu làm sạch trong nhà vệ sinh, mà không sợ ảnh hưởng đến sản phẩm theo thời gian. Tạo không gian vệ sinh hiện đại, thẩm mỹ cao.

Độ bền của tấm Vách vệ sinh Compact có độ bền cao gấp 10 lần so với sản phẩm MFC lõi xanh chịu ẩm có nguồn gốc Malaysia.

3. Điểm khác nhau giữa vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Khác nhau: Dựa trên những thông số kỹ thuật của hai loai tấm vách ngăn ta có thể so sánh được điểm khác biệt cơ bản của hai loại vách ngăn này như sau:




So sánh vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là hai loại vách ngăn vệ sinh Compact hpl và vách ngăn vệ sinh MFC, mỗi loại vách ngăn vệ sinh này có những ưu điểm nổi bật riêng biệt phù hợp với từng không gian và nhu cầu của người sử dụng. Vậy loại vách ngăn vệ sinh nào tốt hơn, nên lựa chọn loại vách ngăn vệ sinh nào cho công trình của bạn



 So sánh vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh gỗ MFC
1. Điểm giống nhau của vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Vì cùng là hai loại vách ngăn vệ sinh thông dụng nhất trên thị trường hiện nay nên hai loại vách ngăn này có khá nhiều điểm tương đồng về mặt chức năng cũng như ưu, nhược điểm.

Giống nhau: Hai loại vách ngăn vệ sinh này đều có hầu hết những điểm tương đồng về ưu điểm khi sử dụng và tính chất vật lý.
- Là loại vách ngăn vệ sinh cao cấp phổ biến nhất
- Giá cả phải chăng
- Kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc đa dạng giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình
- Có khả năng chịu ẩm, không biến dạng, không mài mòn, không phai màu, không mốc
- Dễ vệ sinh, lau chùi, dễ di chuyển, dễ lắp đặt
- Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm không gian

2. Tìm hiểu hai loại tấm vách ngăn Compact HPL và tấm MFC
Khi so sánh hai loại vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh chúng ta thường so sánh những điểm giống và khác nhau của hai loại tấm vách ngăn cấu tạo nên chúng.
Tấm Compact HPL và gỗ MFC đều có nguồn gốc từ bột gỗ nên có rất nhiều điểm tương đồng mà chỉ nhìn vào thì khó phân biệt được đâu là tấm Compact HPL đâu là gỗ MFC. Phải nói rằng, đây đều là các vật liệu tốt cho các sản phẩm nội thất nhưng tấm Compact HPL vẫn có những điểm nổi trội hơn hẳn so với gỗ MFC. Cùng tìm hiểu rõ hai loại chất liệu này để có thể dễ dàng phân biệt được chúng.



a. Gỗ MFC
Gỗ MFC là ván gỗ phủ nhựa Melamine, có 2 loại: gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.
Gỗ MFC chống ẩm có lõi gỗ chứa hạt xanh chống ẩm, thường gọi là gỗ MFC lõi xanh chống ẩm.
Gỗ MFC đa dạng về chất liệu gỗ: Oak, Ash, Maple, Acacia, Teak, Walnut,… với rất nhiều màu sắc phong phú.
Gỗ MFC có khả năng chống ẩm không có khả năng chống nước hoàn toàn chính vì thế sản phẩm thường phù hợp với những nơi khô ráo, không thể sử dụng sản phẩm cạnh nhà vệ sinh chẳng hạn.
Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm có thể sử dụng cho các sản phẩm khu vực ẩm ướt như bếp, toilet, khu vệ sinh,…MFC sử dụng đều là các loại có xuất xứ từ Malaysia (hãng MIECO) và Đức (hãng EGGER), một số của Việt Nam hay Trung Quốc.
Các loại ván MFC có đặc điểm là Cứng, nặng, màu sắc họa tiết sắc nét tươi tắn, chịu ẩm tốt, chống trầy, chống cháy.

b. Tấm Compact
Tấm Compact là loại sản phẩm lõi đặc, lõi được tạo thành từ nhiều lớp giấy cao cấp kraft kết hợp với hợp chất phenolie không thấm nước , bề mặt tấm là lớp giấy trang trí được xử lí qua hợp chất hữu cơ Melamine (chống trầy xước ) và được tạo thành bởi lực ép nhiệt độ áp suất 70kg/cm2 và 1430psi(150C) .
Tấm Compact đa dạng về màu sắc, vân gỗ, hoa văn…
Tấm Compact có độ cứng, độ bền trong môi trường oxy hoá cao và ẩm ướt. Chịu nước hoàn toàn 100% ngâm trong nước không có hiện tượng nở hoặc bị thấm nước, có thể dùng cho nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm.
Không cháy ở nhiệt độ 80 độ C. Chống các nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khỏe giúp bề mặt luôn sáng đẹp giữ được màu sắc.
Dễ lau chùi và vệ sinh bằng các chất liệu làm sạch trong nhà vệ sinh, mà không sợ ảnh hưởng đến sản phẩm theo thời gian. Tạo không gian vệ sinh hiện đại, thẩm mỹ cao.

Độ bền của tấm Vách vệ sinh Compact có độ bền cao gấp 10 lần so với sản phẩm MFC lõi xanh chịu ẩm có nguồn gốc Malaysia.

3. Điểm khác nhau giữa vách ngăn vệ sinh Compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC

Khác nhau: Dựa trên những thông số kỹ thuật của hai loai tấm vách ngăn ta có thể so sánh được điểm khác biệt cơ bản của hai loại vách ngăn này như sau:




Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Ngôi nhà 40m² bỗng chốc rộng thênh thang nhờ bí kíp từ những vách ngăn thần kỳ này

Nếu còn băn khoăn, lo lắng những vách ngăn trang trí khiến ngôi nhà của mình thêm chật chội thì bạn đã nhầm to rồi đó nhé!Những ngôi nhà nhỏ không thể thiếu mẫu bàn tuyệt vời này Một số cách thần tốc để thay đổi diện mạo ngôi nhà 11 thủ thuật bố trí nội thất "ăn gian" diện tích cho ngôi nhà
Có rất nhiều cách khác nhau để tối đa hóa không gian trong căn nhà giúp bạn có thêm nơi để đồ đạc và không gian sinh hoạt. Ở đây chúng ta cùng tìm cách xử lý đặc trưng với nhiều căn hộ có không gian hạn chế hay những ngôi nhà quá nhỏ bé. Ngoài ra, khi trang trí và thiết kế với không gian nhỏ, bạn không cần hạn chế sự sáng tạo.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Giải pháp hay cho nhà diện tích nhỏ

Làm thế nào để nhà diện tích nhỏ mà vẫn xinh? Hãy học tập các biện pháp dưới đây.Những sai lầm cần tránh khi trang trí nhà diện tích nhỏ 
Sống trong một ngôi nhà diện tích nhỏ luôn khiến chúng ta cảm thấy bực bội và khó chịu, bởi lẽ cứ ra thì va cái này, vào thì va cái kia, hay khi bạn thấy bạn chẳng biết phải đặt cái này ở đâu trong ngôi nhà đã không còn khoảng trống nào nữa rồi. Nhưng chỉ bởi vì bạn đang sống trong một không gian nhỏ không có nghĩa là bạn phải chịu đựng nó, hãy thử một số thay đổi, và bạn sẽ thấy được sự khác biệt vô cùng lớn.

Việc duy trì sự gọn gàng, ngăn nắp và tìm phòng để trưng dụng các món đồ là điều gần như không thể trong một ngôi nhà diện tích nhỏ. Nhưng nếu như bạn sáng tạo với các món đồ nội thất, tận dụng tất cả không gian trên cao còn trống, và đầu tư một chút vào các sản phẩm hữu ích, bạn có lẽ sẽ khám phá ra rằng bạn cần ít không gian hơn bạn nghĩ.
1. Kệ kịch trần
Không gian phía trên bộ ghế sofa ngồi nhà mình, bạn thường dùng để làm gì? Dùng để treo vài bức tranh hay lắp một cái giá sách đúng không? Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tận dụng tối đa không gian bên trên bằng một chiếc kệ vách ngăn kịch trần chưa? 


 Không gian phía trên các món đồ nội thất có thể được tận dụng một cách thông minh bằng cách lắp các giá để đồ được treo sát trần nhà. Bạn có thể dùng chúng để trưng bày sách, ảnh hay các món đồ khác mà bạn không hay sử dụng hàng ngày (bởi lẽ mỗi lần lấy chúng bạn lại phải bắc thang). Tất cả những loại giá này không hề lấy bớt đi không gian chút nào của ngôi nhà bạn cả - bởi chúng tận dụng khoảng không gian bị lãng phí mà thôi. Và tất nhiên, nó phù hợp với tất cả các phòng trong nhà.
2. Bàn ăn nhỏ
Bạn chẳng có phòng ăn riêng? Hay thậm chí là không gian để bày bàn ăn trong bếp cũng không đủ? Vậy làm thế nào để có một góc ăn hợp lý cho gia đình đây?


 Bạn nghĩ sao về việc sử dụng một chiếc bàn gỗ dài nhỏ kê ngay sau bộ ghế sofa ở phòng khách. Và chỉ việc kê vài chiếc ghế nhỏ nữa, thế là bạn đã có bàn ăn lý tưởng rồi. Thậm chí đây còn là cách khá hay ho khi bạn bày đồ ăn vặt hay đồ uống phía sau và ngồi xem TV, cho tay ra sau là đã có thể lấy được dễ dàng rồi.

3. Giá để đồ ở góc phòng
Nếu như bạn nhìn quanh nhà mình, hẳn bạn sẽ bị shock khi thấy tất cả các góc nhà đều không được sử dụng mặc dù nó có vô số không gian. Việc lắp các giá để đồ ở góc nhà không những giúp bạn tận dụng được không gian trống, mà đôi khi nó còn trở thành điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà bạn.


Những góc khó nhằn như thế này đôi khi chẳng được tận dụng để làm gì cả, vậy nên hãy thử tận dụng nó để làm góc để đồ nhà bạn.

4. Tủ đầu giường
Nếu phòng ngủ nhà bạn chật chội đến mức không có không gian để đặt một chiếc tủ ở đầu giường để có thể đặt vài cuốn sách, cái đèn ngủ, kính, điện thoại vv. Mỗi một lần đọc sách xong bạn lại phải lọ mọ ra giá sách để cất hay vứt chúng lung tung xuống dưới sàn, làm sao để có thể "lười" một chút trước khi đi ngủ đây?


 Vậy thì hãy nghĩ đến chiếc giá góc tường nhỏ xinh như thế này. Nó vẫn có đủ chức năng như một chiếc tủ để ở đầu giường, chỉ là nó không thể chứa nhiều như một chiếc tủ thôi.

 5. Bàn kiêm giường gấp

Những món đồ nội thất đa năng luôn và nên là sự lựa chọn hàng đầu của những nhà có diện tích nhỏ. Và chiếc bàn kiêm giường gấp này thực sự là ý tưởng không tồi cho gia đình bạn. Nó có thể là chiếc giường cho nhóc con nhà bạn, hay những người khách bất chợt ghé thăm.


 Ban ngày, nó sẽ là chiếc bàn trà nhỏ xinh cho phòng khách, và buổi đêm, nó sẽ biến thành chiếc giường đơn hoàn hảo.

6. Cửa trượt
Một ngôi nhà diện tích nhỏ mà có quá nhiều bức tường sẽ gây cảm giác bí bách, ngột ngạt và khó chịu. Nhưng bạn nghĩ sao nếu có 1 cửa trượt có thể mở ra, đóng vào? Khi bạn cần không gian riêng thì đóng lại, và khi không cần thì mở ra? Vừa đáp ứng được việc có không gian mở giúp nhà thoáng, vừa vẫn đảm bảo không gian riêng của mỗi thành viên trong gia đình đúng không?


 Vẫn đảm bảo một không gian riêng khi cần thiết, vẫn đáp ứng yêu cầu của một không gian mở cho ngôi nhà hiện đại

 7. Giá treo đồ bên trong tủ
Thông thường chúng ta vẫn hay để đồ bên trong các ngăn tủ, nhưng thông thường, khoảng trống phía trên của ngăn tủ sẽ chẳng dùng để chứa gì cả!


 Bạn có thể làm một chiếc giá nhỏ như này ở trong các ngăn tủ để chứa đồ. Cách này vừa giúp tận dụng không gian dù nhỏ xíu, vừa giúp cho các không gian khác trong nhà không bị chiếm dụng.

  8. Giá/kệ treo trên bồn rửa

Không chỉ áp dụng được trong phòng tắm, bạn còn có thể áp dụng được ở trong phòng bếp nữa. Những chiếc giá/kệ nhỏ này có thể được dùng để đặt vài đồ vật nhỏ như kem dưỡng, nước hoa vv.

 Một chiếc giá nhỏ xíu trên nắp bồn rửa mặt có thể không giúp ích được quá nhiều, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng để đựng dao cạo râu, sữa rửa mặt vv nếu như phòng tắm nhà bạn không có đủ không gian để lắp một chiếc tủ để đồ.

 Hoặc nếu thích ý tưởng này mà lo đồ dễ bị rơi vỡ thì bạn có thể đóng thành cách ngăn như thế này, sau đó treo lên tường thôi.

 Theo Wild Wind / Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Khi nào thì nên sử dụng vách ngăn gỗ trong nhà của bạn

Sử dụng vách ngăn trang trí  là một cách tiếp cận để có thể hiểu biết về tài chính cũng như độ chuyên nghiệp của một công ty. Xu thế vách ngăn trên thị trường ngày càng được cải thiện từ kiểu dáng mẫu mã cho đến chất liệu, bởi vậy việc lựa chọn vách là điều không hề đơn giản: khi nào nên dùng vách kính, khi nào thì dùng vách gỗ … và loại dành cho khu vệ sinh là loại vách như thế nào?
Để giúp độc giả có thể hiểu hơn và có những lựa chọn hợp lý, một số tư vấn sau đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về việc sử dụng vách ngăn gỗ một cách hợp lý.
Vách ngăn gỗ là loại vách có đa công dụng, vừa có thể dùng làm vách ngăn văn phòng, các mẫu vách ngăn di động đẹp và vừa có thể làm vách ngăn trang trí trong thiết kế nội thất cũng không thể ngoại trừ làm vách vệ sinh.



Bởi vậy, sử dụng vách ngăn gỗ trong những trường hợp nào ?
Vách ngăn gỗ cũng có công năng chung là để ngăn phòng, chia phòng, chia không gian và đem lại thẩm mỹ trong mắt người nhìn. Bạn muốn thay thế một bức tường cố định nặng nề xấu xí bằng những họa tiết hoa văn trang trí dễ tiếp nhận và bắt mắt hơn trong trường hợp này chúng ta nên sử dụng vách ngăn gỗ nghệ thuật. Kiểu vách này vừa tạo độ tinh tế, góc độ thẩm mỹ đảm bảo mà việc thi công vách, lắp ghép vách khá nhanh.
Vách ngăn gỗ thường được sử dụng ở phòng khách, kết hợp làm kệ tivi hoặc kệ trang trí bởi những loại vách có họa tiết đẹp và thiết kế tinh tế thường đánh lừa thị giác người nhìn
Vách gỗ cũng có thể được sử dụng để làm vách ngăn giữa phòng khách với bếp, vách ngăn giữa phòng khách với phòng ngủ, vách ngăn phòng khách với cầu thang… bởi gỗ là loại chất liệu rất gần gũi và thân thiện với môi trường cho nên đây là loại chất liệu đáng tin dùng và được nhiều người lựa chọn nhất.

Nên sử dụng loại vách ngăn gỗ nào ?

Với các thiết kế tại công sở, người ta thường lựa chọn mẫu vách ngăn văn phòng bằng gỗ hoặc gỗ kết hợp kính. Như vậy tùy vào mục đích sử dụng để có thể sử dụng vách gỗ phù hợp, loại vách dạng cột, dạng tấm ép, hoa văn hay hỗn hợp là do yêu cầu thực tế và thẩm mỹ của ngôi nhà mỗi người . Tuy nhiên mỗi loại cũng có những đặc điểm và sự thích hợp riêng mà ai cũng mong muốn lựa chọn được các loại vách ngăn văn phòng đẹp.
Vách trang trí dạng cột hoặc hỗn hợp giữa cột và tấm ép thích hợp với không gian rộng và cần sự chắc chắn nhất định, ở trong phòng khách cần phải kết hợp tinh tế vách ngăn với kệ tivi, vách ngăn với kệ trang trí hoặc vách ngăn với cầu thang tạo cho phòng khách có không gian rộng rãi,sang trọng.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Căn hộ 50m² biến hóa ấn tượng nhờ vách ngăn

Với tấm vách ngăn trượt sáng tạo, chủ nhân của căn hộ 50m² này không chỉ có đủ các không gian sinh hoạt mà còn đảm bảo được sự riêng tư cần thiết.Trồng cây treo ngược: ý tưởng "tô màu" xanh cho nhà phố chật 

Ban đầu, căn hộ này nhìn có vẻ đơn giản và không có nhiều chức năng nhưng càng khám phá thì bạn sẽ càng cảm thấy bất ngờ. 

Về cơ bản, bên trong căn hộ này không hề có một bức tường nào. Nhưng chủ nhân đã thiết kế một bức tường trượt ngăn cách phòng ngủ và phòng khách tạo nên không gian sử dụng riêng biệt.


Chiếc giường ngủ được gấp gọn trên một ngăn tủ, khi mở ra, chân giường tự động hạ xuống. Phòng ngủ tuy nhỏ nhưng được ngăn cách khỏi bếp, phòng khách và nơi làm việc bởi một "bức tường" kéo, đủ yên tĩnh để một người vẫn có thể ngủ ngon lành trong khi ngoài phòng khách những người khác đang họp.



Để có thêm nhiều không gian sử dụng, nội thất đóng vai trò quan trọng tối ưu. Chiếc bàn này có những chiếc ngăn kéo đủ to và sâu để đựng những đồ cần thiết khi làm việc, mà lại rất gọn gàng.
Có rất nhiều ngăn chứa đồ trong căn hộ này, và hầu hết đều được cất giấu trong  những cánh cửa "thần kỳ".

Khi cánh cửa này đóng lại, nhìn chiếc tủ sẽ giống như một bức tường của phòng tắm. Nhưng khi mở ra, nó là một ngăn tủ tiện ích đựng được rất nhiều đồ tiện dụng cần thiết.


Những chiếc cánh tủ được dán vật liệu chống thấm và cùng màu với tường thật của nhà tắm, khi đóng lại, nó là một bức tường hoàn hảo.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

5 giải pháp phân vùng không gian sáng tạo cho nhà bạn

 Những tấm ngăn phân vùng sáng tạo sẽ tạo ra sự kết nối trong không gian cũng như giúp cho diện tích ngôi nhà được ăn gian đáng kể.
Hãy áp dụng những ý tưởng dưới đây để phân vùng không gian sống hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự kết nối và thông thoáng giữa các không gian nhà.

Vách ngăn phòng bằng cửa sổ

Lợi dụng ô cửa sổ cao và hẹp để tạo vách ngăn trang trí giữa nhà bếp và phòng ăn là một trong những giải pháp đơn giản và dễ áp dụng. Cách làm này không chỉ giúp bạn đạt được mục đích phân vùng, mà còn đảm bảo được nguồn sáng tự nhiên cung cấp cho cả hai không gian cũng như giữ nguyên cảm giác nhẹ nhàng và thanh lịch của căn phòng. 



Đánh dấu chuyển tiếp không gian bằng sự thay đổi độ cao sàn

Thay đổi cấp độ sàn để phân vùng là giải pháp phù hợp cho những ngôi nhà có mặt sàn rộng hay những căn hộ một phòng. Chẳng hạn như trong căn phòng này, sự thay đổi cấp đã được áp dụng để phân tách phòng khách gia đình và phòng ăn. Ưu điểm của nó là vẫn giữ bản sắc riêng biệt cho mỗi không gian mà không đánh mất đi sự thông suốt cũng như nét thống nhất tổng thể. Ngoài ra, sàn hạ thấp hơn còn đánh lừa thị giác, giúp cho những căn phòng có trần thấp có cảm giác cao và thoáng hơn.



Cột nhà kiêm tủ đựng đồ

Chiếc cột nhà này đang đảm nhận chức năng kép, vừa là vật phân tách không gian phòng khách và phòng ăn, vừa là nơi chủ nhân có thể lưu trữ, sắp xếp các món đồ trang trí ưa thích của mình. Chắc chắn chiếc cột nhà kiêm tủ lưu trữ này ấn tượng hơn hẳn những bức tường nhàm chán bình thường và tạo được điểm nhấn nổi bật cho căn phòng.


Bức tường thủy tinh

Bức tường thủy tinh giúp phân cách ước lệ và đảm bảo sự riêng tư giữa phòng ngủ và phòng tắm. Ngoài ra, chất liệu thủy tinh còn giúp san sẻ luồng ánh sáng giữa 2 gian phòng với nhau. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hợp với phòng riêng của cặp vợ chồng hoặc phòng của gia chủ độc thân.



Sử dụng vải để phân tách không gian

Bức rèm bằng vải lanh bao lấy khu vực phòng ngủ này, tách nó ra khỏi khu vực ăn uống/làm việc chính. Sự hiện diện của nó đem đến một cảm giác yên tĩnh, thư thái và giúp phân định không gian riêng tư khỏi tổng thể chung một cách hiệu quả mà không tốn nhiều công sức cũng như chi phí.


Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

6 cách phân vùng phòng ngủ hẹp cực "đỉnh" bằng vách ngăn

Những giải pháp phân vùng bằng vách ngăn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được phòng ngủ hẹp của mình, làm cho chúng trở nên rộng rãi hơn rất nhiều đấy!

Không phải ai cũng may mắn được sở hữu một phòng ngủ có tủ quần áo, góc làm việc và giường ngủ riêng biệt. Trong khi đó, việc phân vùng không gian trong phòng một cách hiệu quả là điều không hề dễ dàng, nhất là đối với phòng ngủ hẹp.

Một bức tường phân vùng “thông minh” khi chúng vừa giúp chia sẻ không gian của căn phòng mà lại tạo được một nét duyên dáng, hài hòa trong bố cục. Tuy nhiên, việc cài đặt bức tường ấy không phải quá khó để thực hiện mà nếu được gợi ý bạn sẽ thấy rất trực quan và đơn giản để có được không gian đa chức năng. Bài này sẽ giúp bạn điều đó. Với các ý tưởng khác nhau, bạn sẽ tìm được chính xác những gì mình muốn.

Tạo vách ngăn bằng cửa trượt đặt chéo phòng



Nội thất được thiết kế và sắp xếp theo đường chéo với bức tường có thể được xem là giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp này, một chiếc giường nhỏ (chiều rộng 1,60m) không chỉ để chứa một tủ quần áo rộng rãi, mà còn để di chuyển tự do xung quanh phòng.



Phòng thay đồ đặt ở góc chéo nhưng không gian lưu trữ hình chữ L rất thoải mái, rộng rãi.



Đằng sau vách ngăn đó là phòng thay đồ. Một phần của nó được cố định vững chắc, còn một phần sử dụng cửa trượt thuận tiện. Các đồ nội thất khác trong phòng ngủ phải gọn nhẹ và có thể di động. Một chiếc giường ngủ đơn giản lúc này lại là một kết thúc tuyệt vời cho bài trí.

Vách ngăn chữ U cho không gian thông thoáng



Vách ngăn hình chữ U trên đầu giường không chỉ ngăn cách khu vực của quần áo mà còn ẩn chứa một không gian lưu trữ rất tiện dụng phía sau. Chúng có thể chứa quần áo theo mùa mà thường không mất nhiều không gian. Một phần tường đối diện vách ngăn là khu vực cho rất nhiều phục trang khác. Giường được đặt ở vị trí trung tâm có một bàn nhỏ kê cuối giường. Cách sắp đặt này cho phép không gian phòng khá thoải mái và thông thoáng.





Phòng ngủ này vốn dùng 2 màu sáng khá nhạt: trắng và be để trông hấp dẫn hơn và vách ngăn được sơn một màu xanh lá cây đậm cũng rất nổi bật. Các tông màu xanh lá có tác dụng phân vùng hiệu quả và là cơ sở cho một bảng màu hài hòa với chiếc giường màu trắng.

Sử dụng mặt sau kệ sách làm vách ngăn



Căn cứ để quy hoạch trong phòng ngủ này là: một kệ sách đặt vuông góc với cửa trước. Ở mặt sau, mặt quay về phía giường, nó trông giống như một bức tường thạch cao thông thường.





Vách ngăn này chia phòng ngủ thành hai khu vực chức năng mới: một phần là giường ngủ, một phần là góc làm việc (phía cửa sổ) và tủ quần áo đặt dọc tường (phía cửa ra vào) chiếm khoảng 60cm chiều sâu. Toàn bộ nội thất sử dụng tông màu trắng sáng thanh lịch và nhẹ nhàng.

Tạo góc làm việc từ vách ngăn chữ U



Giải pháp này cũng tương tự như lựa chọn số 2, nhưng thay vì một khoang mở cho quần áo phía sau thì sắp đặt một bàn làm việc có giá mở bên trên. Vách ngăn trang trí được làm bằng thạch cao và các tấm ri đô. Màu sắc của phòng ngủ gần như đơn sắc với tông màu trắng tinh khiết của tuyết. Một vài điểm nhấn màu sắc của phụ kiện sẽ tạo nên sự đa dạng về thị giác.





Vách ngăn gỗ đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát


Căn phòng được thống trị bởi một bảng màu tươi sáng giống như một làn sương mù tạo nên bầu không khí mộc mạc trong phòng ngủ. Bề mặt gỗ và đồ nội thất thường được chọn sơn màu sáng hoặc trắng.






Tường phân vùng được xây dựng bằng gạch và gỗ tấm phun sơn màu xanh xám mềm mại. Sau tường phân vùng là khu vực phòng thay đồ, bao gồm ba ngăn: hai tủ quần áo rộng rãi từ các góc tường dài và giá mở cho những đồ cá nhân khác ở giữa.

Vách ngăn bằng cửa trượt với 2 lối đi ở 2 bên



Tùy chọn này là lý tưởng cho những người thích các giải pháp truyền thống. Vách ngăn bằng thạch cao chia tách phòng thành hai không gian. Giường nằm ở trung tâm của bức tường, phía đối diện thiết lập các tủ sách và một ti vi. Hai bên là hai cửa trượt dẫn vào khu vực tủ quần áo ẩn phía sau vách ngăn.




Tủ quần áo trong trường hợp này được tách làm hai phần riêng biệt đúng như truyền thống: cho nữ riêng và nam riêng. Bên phải giường ngủ (phía cửa sổ) đặt một bàn làm việc nhỏ gọn không chiếm không gian của lối đi và tận dụng ánh sáng tự nhiên.